Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Phật giáo và Trường Sa: Ý lực của tổ tiên
Ở đâu có người dân sinh sống thì ở đó có sự hiện diện của các ngôi chùa. Ở trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió, tiếng chuông chùa, lời kinh tiếng kệ hòa vào tiếng sóng Biển Đông sớm hôm, như một thông điệp về hòa bình gởi đến với tất cả.

 


 


 


Từ thuở ấu thơ, chúng ta đã được nghe những câu chuyện của tổ tiên về công cuộc dựng nước và bảo vệ độc lập dân tộc gian khó nhưng đầy oai hùng.

 

Tự sâu thẳm trong trái tim, chúng ta ai mà không kiêu hãnh với câu chuyện cậu bé Gióng cưỡi ngựa sắt đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi, để rồi hóa thánh trong tâm thức người Việt.

 

Một Lý Thường Kiệt - vị tướng tài Phật tử với một quyết tâm trở thành đức tin bất diệt về nền độc lập của người Việt bao đời: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời/ Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm/ Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong).

 

Chúng ta không thể quên những tình thế tưởng như ngàn cân treo trên sợi tóc, nhưng với tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, đồng thuận từ người lãnh đạo cao nhất đến thứ dân đã làm nên bao chiến công trước quân Nguyên, Mông hung hãn sức mạnh gấp nhiều lần.

 

Thật xúc động mỗi khi nghe lại “Bình Ngô đại cáo” - “Muôn thuở nền thái bình vững chắc/ Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”... Sức mạnh làm nên những chiến thắng lẫy lừng Chi Lăng, Đống Đa, Mã Yên, Bình Than… không gì hơn được hun đúc bằng linh khí của tổ tiên, của khát vọng độc lập, tự chủ và hòa bình.

 

Khát vọng ấy, ý chí ấy đã đi vào lịch sử và liên tiếp hóa thân vào những phong trào, công cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm qua.

 

Gắn bó với dân tộc từ thuở bình minh của lịch sử, Phật giáo đã đồng cam cộng khổ với thăng trầm của đất nước qua bao thời đại, đúc kết nên truyền thống “Hộ quốc an dân”.

 

Hòa mình vào văn hóa bản địa, Phật giáo trở thành điểm tựa tâm linh cho dân tộc. Chúng ta có những vị vua, những vị tướng tài, nhiều nhà lãnh đạo đồng thời là Phật tử. Lịch sử cũng cho biết có nhiều vị thiền sư đã dấn thân tham gia các phong trào yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

 

Ở đâu có người dân sinh sống thì ở đó có sự hiện diện của các ngôi chùa. Ở trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió, tiếng chuông chùa, lời kinh tiếng kệ hòa vào tiếng sóng Biển Đông sớm hôm, như một thông điệp về hòa bình gởi đến với tất cả.

 

Tổ tiên chúng ta đã không quản ngại sinh mạng hy sinh cho nền hòa bình và độc lập dân tộc, nên hơn ai hết, chúng ta ý thức sâu sắc trách nhiệm phải tiếp tục gìn giữ, không thể đánh đổi với bất cứ giá nào. Đó là ý lực của tổ tiên, hóa thân thành lòng yêu nước âm ỉ trong lòng mỗi công dân Việt Nam.

 

Bối cảnh mỗi thời một khác, nhưng ý lực ấy vẫn luôn là một giá trị bất biến giữa dòng đời vạn biến. Nó trở thành niềm tin. Chung một niềm tin sẽ là yếu tố căn bản của sự đoàn kết. Có đoàn kết chắc chắn sẽ có sức mạnh để vượt qua những tình huống khó khăn nhất.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Chính sử Trung Quốc trong 22 thế kỷ không có Hoàng Sa - Trường Sa (29-05-2014)
    Toàn cảnh quá trình Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (28-05-2014)
    Sử sách Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (27-05-2014)
    'Phủ biên tạp lục' - sử liệu quý về Hoàng Sa và Trường Sa (23-05-2014)
    22 lá thư gửi cho kẻ thù của vua Trần Nhân Tông (20-05-2014)
    Vua Minh Mạng và Vạn lý Hoàng Sa (15-05-2014)
    10 trận thủy chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam (13-05-2014)
    Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt (12-05-2014)
    12 vị vua chúa giỏi quân sự trong lịch sử Việt Nam (06-05-2014)
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (01-05-2014)
    Điều làm nên sức mạnh của quân đội nhà Trần (24-04-2014)
    Hành xử nhân đạo của cha ông khi quân giặc đại bại (21-04-2014)
    Truyện về một số tướng lĩnh xuất sắc của Hai Bà Trưng (15-04-2014)
    Kế sách với vùng biên cương của vua Lý Thái Tổ (08-04-2014)
    Lê Đại Hành đã khiến sứ thần Tống triều run sợ như thế nào? (31-03-2014)
    Nguyễn Duy (24-03-2014)
    Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) (21-03-2014)
    Trần Thái Tông (1218 - 1277) (13-03-2014)
    Bà Triệu (225-248) (07-03-2014)
    Cao Thắng (1864-1893) (16-02-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152865805.